HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ 5 VỀ “PHÒNG NHIỄM HPV VÀ CÁC BỆNH LIÊN QUAN”

Hội Y học Dự phòng Việt Nam (VAPM) phối hợp với các Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (NIHE) tổ chức thành công hội thảo khoa học thứ năm về “Phòng  nhiễm HPV và các bệnh liên quan” tại Khách sạn Hanoi Sofitel Plaza, ngày 14 tháng 11 năm 2015. Hội thảo có sự tham gia các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà khoa học của Bộ Y tế, các tổ chức trong nước và quốc tế, Viện nghiên cứu, Trường đại học, Trung tâm nghiên cứu ung thư hàng đầu trên thế giới, và các bệnh viện, đặc biệt là có sự tham gia của Giáo sư Nguyễn Trần Hiển, Chủ tịch Hội Y học Dự phòng Việt Nam, PGS. TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế và PGS. TS. Lưu Thị Hồng, Vụ trưởng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế, Giáo sư Tay Eng Hseon, Thành viên sáng lập Quỹ Châu Á Châu Đại Dương, Thành viên của Tổ chức AOGIN và Trung tâm Y tế Novena, Singapore.

Ảnh của Nhóm kỹ thuật Quốc gia về HPV 

Mục tiêu của hội thảo nhằm đánh giá các hoạt động của Nhóm kỹ thuật quốc gia HPV sau hội thảo khoa học lần thứ tư, thảo luận về kế hoạch thực hiện hoạt động chi tiết giai đoạn 2015-2016. Thảo luận về các khuyến nghị quốc gia về kiểm soát và phòng chống nhiễm HPV và các bệnh liên quan, đưa ra lộ trình đề xuất sử dụng vắc xin HPV tiêm phòng cho phụ nữ tuổi 27-45 năm và nam giới. 

TS. Thẩm Chí Dũng, Điều phối viên Website HPV Việt Nam đã trình bày các hoạt động của Nhóm kỹ thuật Quốc gia về HPV được triển khai sau hội thảo khoa học lần thứ tư. Các hoạt động của Nhóm kỹ thuật Quốc gia về HPV từ năm 2011 cho đến nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, ví dụ đã thiết lập cơ sở dữ liệu và chia sẻ thông tin, kết quả nghiên cứu. Website HPV “www.hpvinfo.vn” đã được xây dựng vào năm 2011, hoạt động có hiệu quả và đã trở thành một cơ sở dữ liệu và thông tin quan trọng để kết nối tất cả các đối tác. Trang web này đã được Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Đức (DKFZ) hỗ trợ về mặt kỹ thuật từ và Công ty MSD hỗ trợ tài chính thực hiện. Cho đến nay, đã có hơn 120 tin, bài báo khoa học, hướng dẫn, giới thiệu đã được đăng tải lên web, thu hút hơn 500.000 độc giả. Bên cạnh, rất nhiều thành viên trong Nhóm kỹ thuật Quốc gia về HPV đã được mời tham dự các hội thảo quốc tế về HPV. VAPM tổ chức thành công 4 hội thảo trong nước về phòng ngừa nhiễm HPV và các bệnh liên quan. Có hai nghiên cứu khoa học lớn đã được triển khai: (1) Nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật liên quan tới HPV: Tỷ lệ nhiễm HPV và phân bố kiểu gen HPV ở Việt Nam và (2) KAP và vắc xin HPV 2012-2014. Ngoài ra, đã thiết lập được một mạng lưới phòng thí nghiệm bao gồm Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, các bệnh viện và Trung tâm Nghiên cứu ung thư Đức (DKFZ). Mạng lưới này từng bước được hoàn thiện, nâng cao năng lực và mục tiêu trở thành phòng thí nghiệm tham chiếu HPV quốc gia. Các hoạt động của Nhóm kỹ thuật Quốc gia về HPV cũng đang thu hút được sự quan tâm từ các nhà tài trợ. Các nhà tài trợ bao gồm Bosch Foundation, ACCF, Công ty Golden Gate, … Trong quá trình thực hiện các hoạt động phòng chống nhiễm HPV và các bệnh liên quan tại Việt Nam, Nhóm kỹ thuật Quốc gia về HPV đã phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, bao gồm sự thiếu nhận thức cộng đồng về nhiễm HPV, các bệnh liên quan đến HPV, tầm soát ung thư cổ tử cung, và vắc xin HPV. Hiện nay, sàng lọc ung thư cổ tử cung chỉ thực hiện trên quy mô nhỏ và dựa vào các dự án; vắc xin HPV không đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các trẻ em gái và phụ nữ; chưa có chiến lược và các chính sách hiệu quả để kiểm soát và phòng chống nhiễm HPV và các bệnh liên quan. 

Bài tham luận của Giáo sư Tay Eng Hseon, Singapore đã đề cập tới khả năng mở rộng tiêm phòng vắc xin HPV cho phụ nữ 27-45 tuổi và nam giới. Ông cũng cho rằng việc tiêm phòng vắc xin HPV cho phụ nữ trên 26 tuổi  đã được Singapore khuyến cáo.  Tuy nhiên, phụ nữ 27-45 tuổi  cần được cung cấp thông tin về chi phí và lợi ích của việc tiêm phòng để đưa ra quyết định. Kết quả đáp ứng mạnh mẽ của hệ thống miễn dịch ở phụ nữ <45 tuổi sau khi tiêm phòng vắc xin Cervarix® đã cho thấy hiệu quả phòng bệnh của vắc xin. Bên cạnh, các dữ liệu ban đầu từ các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên vắc xin Gardasil ® ở phụ nữ từ 24 – 45 tuổi đã chứng minh hiệu quả của vắc xin cao phòng lây nhiễm HPV hay bị tiền ung thư (CIN) so với nhóm giả dược. 

Các khuyến nghị quốc gia về kiểm soát và phòng ngừa nhiễm HPV và các bệnh liên quan cũng đã được thảo luận trong hội thảo. Nhóm kỹ thuật Quốc gia về HPV sẽ xác định và đưa ra các dự thảo hướng dẫn mang tính toàn diện bao gồm các lĩnh vực về chẩn đoán lâm sàng và điều trị, phòng thí nghiệm, sàng lọc, giám sát, tiêm chủng và phòng chống. Xác định vai trò và trách nhiệm của từng thành viên Nhóm kỹ thuật Quốc gia về HPV để thực hiện xây dựng các nội dung hướng dẫn nói trên. Mỗi thành viên sẽ chủ động xây dựng các nội dung hướng dẫn và  trình Hội Y học Dự phòng Việt Nam trước tháng 5 năm 2016 để chuẩn bị cho hội nghị khoa học lần thứ 6.

Các kế hoạch thực hiện chi tiết cho giai đoạn 2015-2016 sẽ tập trung vào các hoạt động chính như sau, tiếp tục duy trì tổ chức Nhóm kỹ thuật Quốc gia về HPV hàng năm để chia sẻ thông tin. Duy trì và tiếp tục mở rộng mạng lưới HPV trên toàn quốc. Hội Y học Dự phòng Việt Nam sẽ đóng vai trò đầu mối để cập nhật và cải tiến trang web HPV (www.hpvinfo.vn) và các hoạt động truyền thông với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ các nhà tài trợ khác nhau. Hoàn chỉnh nội dung cuốn sách về những câu hỏi và trả lời các lĩnh vực chuyên môn khác nhau về nhiễm HPV và các bệnh liên quan với khoảng 300 mục. Thực hiện các nghiên cứu sâu hơn về HPV và các bệnh liên quan như nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch và an toàn sau tiêm vắc xin HPV cho phụ nữ trưởng thành (27-45) và nam giới, chi phí-hiệu quả của vắc xin HPV, và nghiên cứu chính sách khác, vv. Các nội dung hướng dẫn được hoàn thiện và  trình Hội Y học Dự phòng Việt Nam trước tháng 5 năm 2016./.

Người viết

TS. Thẩm Chí Dũng và GS.TS. Nguyễn Trần Hiển
Hội Y học Dự phòng Việt Nam (VAPM) 

Tag: 14 tháng 11 năm 2015, khách sạn hanoi sofitel plaza, bệnh liên quan, phòng nhiễm hpv, viện vệ sinh dịch tễ trung ương (nihe) tổ chức thành công hội thảo khoa học thứ năm, học dự phòng việt nam (vapm) phối hợp